- Advertisement -Newspaper WordPress Theme
Du LịchKhám phá đền Ngọc Sơn: Viên ngọc quý giữa lòng Hà Nội

Khám phá đền Ngọc Sơn: Viên ngọc quý giữa lòng Hà Nội

Giữa không gian nhộn nhịp của Hà Nội hiện đại, đền Ngọc Sơn như một điểm dừng chân bình yên, nơi du khách có thể đắm mình vào vẻ đẹp lịch sử và văn hóa của một thời kỳ xa xưa. Đây không chỉ là nơi linh thiêng mà còn là một chứng nhân lịch sử. Hãy cùng bước qua cầu Thê Húc để khám phá vẻ đẹp tinh tế và linh thiêng của ngôi đền này, nơi mà mỗi bước chân đều đưa bạn đến gần hơn với văn hóa và tâm hồn Việt Nam.

1. Đền Ngọc Sơn thờ ai? Câu chuyện lịch sử?

1.1. Đền Ngọc Sơn thờ ai?

Đền Ngọc Sơn nằm trong quần thể di tích lịch sử Hồ Hoàn Kiếm là một biểu tượng tâm linh quan trọng của người dân Hà Nội. Đây không chỉ là nơi tôn vinh vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mà còn thờ Văn Xương Đế Quân – vị thần chủ quản về học vấn và sự nghiệp. Điểm độc đáo của đền Ngọc Sơn nằm ở việc thờ cúng nhiều vị thần, bao gồm cả Phật và ban Công Đồng, tạo nên một không gian tín ngưỡng phong phú và đa chiều.

1.2. Câu chuyện lịch sử về đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn có bề dày lịch sử và sự biến đổi qua nhiều triều đại, nó mang trong mình những dấu ấn văn hóa và tâm linh sâu sắc. Khởi nguồn từ thời vua Lý Thái Tổ, khi dời đô về Thăng Long, ngôi đền đầu tiên được gọi là Ngọc Tượng. Đến thời nhà Trần, đền được đổi tên thành Ngọc Sơn, là nơi tưởng niệm những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông đểbảo vệ nền độc lập dân tộc.

Tuy nhiên qua thời gian, ngôi đền đầu tiên bị hư hỏng và sụp đổ. Đến thời vua Vĩnh Hựu nhà Lê, chúa Trịnh Giang đã xây dựng lại nơi đây bằng việc dựng nên cung Khánh Thụy cùng với hai ngọn núi đất bên bờ đông hồ Hoàn Kiếm, mang tên Đào Tai và Ngọc Bội. Cung Khánh Thụy sau đó cũng không còn nguyên vẹn khi triều đại Lê Chiêu Thống suy tàn.

Một nhà từ thiện tên Tín Trai đã tiếp nối dòng chảy văn hóa này bằng việc dựng nên chùa Ngọc Sơn trên nền cung cũ. Ngôi chùa này sau đó được giao lại cho một hội từ thiện khác, biến đổi thành đền thờ Tam Thánh. Hội đã quyết định cải tạo, bỏ gác chuông và xây dựng các gian chính điện, đặt tượng Văn Xương Đế Quân – vị thần của văn học và khoa cử để cầu nguyện cho sự thành đạt và tri thức.

Những thay đổi tiếp theo diễn ra vào năm Tự Đức thứ 18 (1865), khi nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa đền Ngọc Sơn. Ông cho đắp thêm đất, xây kè đá quanh đền, dựng đình Trấn Ba – biểu tượng vững chãi giữa dòng văn hóa. Ông tiếp tục tụccho xây dựng cầu Thê Húc dẫn vào đền, tượng trưng cho mặt trời mọc, đón chào ánh sáng tri thức. Ở phía đông của cầu, ông xây dựng Đài Nghiên và Tháp Bút, biểu tượng của nền học thuật và văn hóa.

Sự phát triển của đền Ngọc Sơn không chỉ là sự thay đổi về kiến trúc mà còn là sự phản ánh của lịch sử, văn hóa và những giá trị tinh thần của người Việt. Mỗi viên gạch, mỗi công trình đều mang một câu chuyện riêng, góp phần tạo nên bức tranh tổng thể về đền Ngọc Sơn – nơi hội tụ của truyền thống và học thuật.

Hình ảnh đền Ngọc Sơn- nơi linh thiêng tại Hà Nội( Ảnh sưu tầm)

2. Địa điểm và cách di chuyển đến Đền Ngọc Sơn

Ẩn mình trên một gò đất yên bình, được mệnh danh là đảo Ngọc Sơn, Đền Ngọc Sơn như một điểm sáng nổi bật giữa lòng hồ Gươm thơ mộng. Ngôi đền nằm ở ngay vị trí trung tâm của Thủ đô Hà Nội. Để đến được đền, bạn sẽ đi qua cổng lớn nằm trên phố Đinh Tiên Hoàng, một con đường nhộn nhịp của quận Hoàn Kiếm. Vì vị trí nằm của đền ở ngay trung tâm nên rất dễ di chuyển đến đây:

  • Xe máy: Cách dễ dàng nhất để di chuyển đến đền là bằng xe máy. Nếu bạn thích ngắm nhìn rõ sự tấp nập, nhộn nhịp ở Thành phố Hà Nội thì hayx di chuyển đến đây bằng phương tiện này
  • Xe oto: Đi oto cũng là một lựa chọn hoàn hảo cho chuyến đi đến Đền Ngọc Sơn. Có rất nhiều tuyến đường khác nhau để di chuyển đến đền.
  • Xe bus: Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí thì xe bus chính là lựa chọn tốt nhất. Có rất nhiều tuyến bus đi đến Đền Ngọc Sơn như: Tuyến 14 đi từ Cổ Nhuế, tuyến 31 đi từ Đại học Bách Khoa, tuyến 08 đi từ bến Long Biên.

3. Những di tích đặc sắc tại đền Ngọc Sơn

3.1. Tháp Bút-Đài Nghiên: Biểu tượng trí tuệ

Ngay tại cổng Đền Ngọc Sơn, ấn tượng đầu tiên không thể bỏ qua chính là Tháp Bút. Đây là một công trình có hơn 150 năm lịch sử. Được xây dựng vào năm 1865, dưới ý tưởng của danh sĩ Nguyễn Văn Siêu, Tháp Bút đứng sừng sững như một ngọn bút lông khổng lồ, tượng trưng cho tinh thần học thuật của người Việt. Tháp được dựng trên một gò đá tự nhiên mang tên Độc Tôn mang ý nghĩa như một ngọn núi đơn độc đầy tự hào, tượng trưng cho sự kiên cường và quyết tâm của trí tuệ con người. Ở thân tháp, bạn sẽ thấy dòng chữ Hán “Tả Thanh Thiên” dịch ra là “Viết lên trời xanh”. Ba chữ ngắn gọn nhưng khơi gợi cảm giác mạnh mẽ về khát vọng chinh phục tri thức, như thể mỗi nét mực rơi xuống đều hòa cùng không gian bao la của bầu trời.

Hình ảnh Tháp Bút-Đài nghiên tại đền Ngọc Sơn( Nguồn internet)

Đài Nghiên nằm ngay trước khu vực cổng chính, nổi bật với một chiếc nghiên mực bằng đá có hình nửa quả đào bổ dọc được đặt trên lưng ba con ếch đá. Đài Nghiên không chỉ là biểu tượng về sự mài dũa kiến thức, mà còn là một điểm nhấn văn hóa, nghệ thuật đặc sắc. Trên Đài Nghiên còn khắc một bài minh dài 64 chữ, tôn vinh ý nghĩa xây dựng và khát vọng học hỏi, rèn luyện của người xưa. Hai bên Đài Nghiên còn có hai bảng Rồng và bảng Hổ, tượng trưng cho những người đỗ đạt, là niềm tự hào của cả đất nước. Người ta nói rằng, chỉ cần đứng giữa không gian này, cảm nhận được gió hồ, bóng tháp, cùng hai câu đối đầy sâu sắc: 

“Bát đảo, mặc ngân hồ thủy mãn 

Kình thiên, bút thế thạch phong cao”

3.2. Cầu Thê Húc: Nhịp cầu tinh hoa

 Năm 1865, cầu Thê Húc ra đời và nhanh chóng trở thành biểu tượng không thể thiếu của hồ Hoàn Kiếm. Cây cầu đỏ rực này không chỉ nối liền từ bờ hồ đến đền Ngọc Sơn, mà còn kết nối lịch sử và vẻ đẹp tinh thần của Hà Nội. Tên gọi “Thê Húc” mang ý nghĩa đầy thơ mộng: “nơi đón nhận ánh sáng ban mai,” thể hiện sự lấp lánh của tia nắng mặt trời mỗi buổi sớm. Cầu gồm 15 nhịp được đỡ bằng 32 trụ gỗ tròn, xếp thành 16 đôi vững chắc. Mặt cầu được lát bằng gỗ, trong khi tên “Thê Húc” thếp vàng sáng rực, nổi bật giữa bối cảnh xanh ngắt của mặt hồ.

Không chỉ mang trong mình giá trị văn hóa, cầu Thê Húc còn là địa điểm check-in huyền thoại mà ai đến Hà Nội cũng không thể bỏ qua. Đặc biệt với những bạn trẻ yêu thích chụp ảnh, cầu Thê Húc là phông nền tuyệt đẹp, tạo ra những bức hình “nghìn like” lung linh, hoà quyện giữa kiến trúc cổ kính và phong cảnh thiên nhiên nên thơ. Đối với các bạn nữ, một bộ áo dài thướt tha sẽ là lựa chọn hoàn hảo để ghi lại khoảnh khắc duyên dáng bên cây cầu mang đầy dấu ấn lịch sử này. Không chỉ là một điểm đến, cầu Thê Húc còn lưu giữ những khoảnh khắc, những tia sáng của tuổi trẻ và thời gian, nơi mà bất kỳ ai cũng muốn một lần ghé thăm và trải nghiệm.

Cầu Thê Húc là biểu tượng không thể thiếu của Đền Ngọc Sơn( Ảnh sưu tầm)

3.3. Hai khu đền thờ bên trong Đền Ngọc Sơn

Khi bước sâu vào khuôn viên Đền Ngọc Sơn, bạn sẽ được chiêm ngưỡng và khám phá hai khu đền chính, nơi thờ phụng hai vị thần có tầm ảnh hưởng sâu sắc trong lịch sử Việt Nam: Đức Thánh Trần Hưng Đạo và Văn Xương Đế Quân.

Với lối kiến trúc cổ kính, cả hai đền thờ đều mang đậm dấu ấn của những ngôi chùa phía Bắc, tạo nên không gian linh thiêng và huyền bí. Bên trong đền, hai bức tượng lớn hiện diện như những biểu tượng sống động. Tượng Đức Thánh Trần được đặt trang trọng trong hậu cung, thể hiện uy dũng và khí phách của một vị tướng tài ba. Còn tượng Văn Xương Đế Quân với dáng vẻ thanh thoát, tay cầm chiếc bút lông, biểu trưng cho trí tuệ và học thức, khiến ai nấy đều cảm nhận được phong thái tao nhã và sâu sắc.

3.4. Trấn Ba Đình

Đình Trấn Ba được xây dựng với hình dáng vuông vắn, được che phủ bởi tám mái ngói uốn cong quyến rũ. Kiến trúc của đình đặc biệt ấn tượng với hai tầng mái, mỗi tầng được nâng đỡ bởi tám cột trụ kiên cố. Trong đó, bốn cột ở phía ngoài được chế tác từ đá, thể hiện sự bền bỉ và mạnh mẽ, trong khi bốn cột ở phía trong bằng gỗ mang đến cảm giác gần gũi, ấm áp. Đình Trấn Ba không chỉ là nơi thờ tự, mà còn là một không gian văn hóa sống động, nơi lưu giữ những truyền thuyết và phong tục tập quán của người dân địa phương. Hãy đến và cảm nhận những câu chuyện lịch sử đang chờ đợi bạn khám phá!

Trấn Ba Đình với kiến trúc đặc biệt độc đáo( Nguồn internet)

4. Cách bái lễ khi đến Đền Ngọc Sơn

Mỗi dịp Tết truyền thống, người dân thường nô nức đến đền, họ xem đó như một phần không thể thiếu trong hành trình du xuân của mình. Họ dâng lễ vật, xin lộc, thắp nhang, và cầu an cho gia đình trong một không khí trang trọng, linh thiêng. Tuy nhiên, để những nghi lễ bái đền diễn ra suôn sẻ và giữ được vẻ đẹp linh thiêng của ngôi đền, cả người dân và du khách đều nên chú ý đến một số nguyên tắc cơ bản dưới đây.

Trước tiên, điều quan trọng nhất khi đến bái đền là sự thành tâm. Tâm thức trong từng hành động sẽ tạo nên sức mạnh của lời cầu nguyện. Hãy để những suy nghĩ và tâm tư của bạn trở nên thuần khiết nhất, để những ước nguyện có thể được gửi gắm một cách trọn vẹn. Hãy bắt đầu từ đền chính, đứng giữa và quay về hướng thờ. Sau đó, bạn có thể tiến vào bên trong từ bên phải sang trái, như một cách thể hiện lòng tôn kính với đức Phật. Tùy thuộc vào từng nghi lễ, bạn có thể đứng hoặc quỳ khi làm lễ. Tuy nhiên, hãy nhớ lên phía trước để không làm ảnh hưởng đến những người khác. Sự tự nhiên và tôn trọng sẽ giúp cho lễ nghi trở nên hoàn hảo hơn.

5. Một số lưu ý khi đến tham quan đền

  • Thời gian mở cửa đền từ 7g đến 18g hàng ngày. Hãy ghi nhớ thời gian mở cửa để tránh việc đến mà đền đóng cửa nhé!
  • Giá vé: trẻ em dưới 15 tuổi sẽ được miễn phí, người lớn sẽ là 30000/vé
  • Khi đến đền nhớ ăn mặc lịch sự, nói chuyện nhỏ nhẹ
  • Khi bạn bước vào khu vực đền chính, hãy ghi nhớ rằng việc đi qua hai cửa bên là điều cần thiết. Tránh đi qua cửa giữa, bởi đây không chỉ là quy tắc mà còn thể hiện sự tôn kính đối với không gian linh thiêng này
  • Tập trung vào việc thờ cúng, thiêng liêng. Tránh hạn chế chụp ảnh

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Chủ Nhật, Tháng mười một 24, 2024

Exclusive content

- Advertisement -Newspaper WordPress Theme

Latest article

More article

- Advertisement -Newspaper WordPress Theme